Tư vấn lựa chọn lọ lục bình hợp phong thủy khi bố trí tại gian thờ

Tư vấn lựa chọn lọ lục bình hợp phong thủy khi bố trí tại gian thờ

Theo quan niệm của nhiều người, lọ lục bình còn có cách gọi khác là lọ “lộc bình” mang ý nghĩa may mắn, tài lộc vì vậy nhiều người yêu thích bố trí trong không gian thờ. Tuy vậy, khi lựa chọn mẫu lọ này cho gian thờ, gia chủ cũng nên chú ý đến chất liệu, mẫu mã và kích thước để cân bằng và hài hòa với không gian thờ. Nếu như chưa biết chọn lựa sao cho phù hợp, hãy cùng theo dõi những tư vấn sau đây của chúng tôi. 

Tham khảo lắp dựng bộ hoành phi câu đối gian thờ nhà gỗ

Lựa chọn chất liệu lọ lục bình khi bố trí gian thờ 

Chất liệu là yếu tố quan trọng đầu tiên gia chủ cần phải để ý khi lựa chọn mẫu lục bình để bố trí trong gian thờ. Có 3 chất liệu làm lục bình chính là gốm sứ, gỗ, kim loại gia chủ tùy vào ưu điểm, nhược điểm của từng loại để có sự lựa chọn cho phù hợp. 

>Xem thêm: Thiết kế phòng thờ trong căn nhà gỗ cổ truyền

  • Lọ lục bình làm bằng gốm sứ 

lọ lục bình
Lục bình làm bằng gốm sứ

Ưu điểm của mẫu lục bình bằng gốm sứ đó là vẻ ngoài sáng bóng và nhiều màu sắc. Trên bề mặt lục bình, người nghệ nhân có thể vẽ hoa văn họa tiết đặc sắc hoặc khảm vàng, đính đá…Tuy vậy, nhược điểm lớn nhất của những lọ lục bình bằng gốm sứ đó là dễ rơi vỡ. Chính vì vậy, khi mua lục bình bằng gốm sứ gia chủ nên cân nhắc, đặc biệt với những gia đình có nhiều trẻ nhỏ. 

  • Lọ lục bình làm bằng gỗ 

lọ lục bình
Lục bình làm bằng gỗ

Lọ lục bình làm bằng gỗ nổi bật bởi sự tự nhiên và giản dị đem lại từ chất liệu gỗ. Lọ bằng gỗ có ưu điểm chắc chắn, bền bỉ màu sắc tự nhiên mang lại cảm giác giản dị, mộc mạc cho không gian. Các vân gỗ nổi trên bình rất đẹp mắt và thu hút. Tuy vậy, kiểu lọ này lại có một nhược điểm là mẫu mã không có nhiều. Lọ thường để trơn, không đục chạm nên không phong phú như những mẫu bằng gốm sứ. 

  • Lọ lục bình làm bằng đồng

Lọ lục bình bằng kim phổ thông nhất là lọ làm bằng đồng. Ưu điểm của chất liệu này là sự sang trọng, sáng bóng và đặc biệt càng dùng về lâu đồng đổi màu mang đến vẻ cổ truyền cho gian thờ. Đặc biệt rất bền bỉ theo thời gian. Tuy vậy, về màu sắc và họa văn họa tiết cũng ít đặc sắc hơn lọ lục bình bằng gốm sứ ở không gian thờ nhà gỗ kẻ truyền

Lựa chọn hoa văn trên lọ lục bình phù hợp 

Với nhiều người “chơi” lục bình, cần phải hiểu ý nghĩa của những mẫu hoa văn trên lọ. Bởi mỗi hoa văn sẽ thể hiện một mong muốn, ước vọng khác nhau của gia đình. Tùy vào nhu cầu của gia đình, hãy lựa chọn cho mình mẫu lục bình với hoa văn phù hợp. 

lọ lục bình
Hoa văn trên lục bình đa dạng và giàu ý nghĩa

Sau đây là những hoa văn phổ biến với ý nghĩa quan trọng, gia chủ cần biết để lựa chọn cho phù hợp với mong muốn của bản thân.

  • Hoa văn cây trúc: Trên lục bình đục chạm hoa văn cây trúc có ý nghĩa mang lại sự may mắn về tiền tài và sự nghiệp cho gia đình. 
  • Hoa văn cành đào: Trên bề mặt lục bình có đục chạm hoa văn cây đào, cành đào ngụ ý nói về sự may mắn và thuận lợi trong con đường tình duyên.  
  • Hoa văn bút lông cây kiếm: Họa tiết bút lông cây kiếm hoặc bút lông hộp mực vẽ hoặc chạm khắc trên lọ lục bình có ý nghĩa thăng quan tiến chức và giỏi giang trong học hành thi cử.  

Lựa chọn kích thước lọ lục bình phù hợp 

Kích thước lục bình cũng là vấn đề gia chủ cần quan tâm. Lọ thường chia thành 2 loại là tiểu lục bình và lục bình, phù hợp với những vị trí đặt khác nhau trong gian thờ. 

  • Nhóm tiểu lục bình: Đây là nhóm lục bình có kích thước nhỏ, ngắn. Lục bình thuộc nhóm này sẽ thường đặt ở trên bàn thờ, sập thờ…. 
  • Nhóm lục bình cỡ lớn: Nhóm lục bình này có kích thước rất lớn, thường đặt ở hai bên sập thờ vừa có tác dụng trang trí cho gian thờ, vừa mang lại vẻ đẹp cho tổng thể không gian. 
lọ lục bình
Lục bình cỡ lớn trang trí ở gian thờ

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về lựa chọn lọ lục bình để phù hợp với không gian thờ tự. Mong rằng những kiến thức trên đã giúp quý vị lựa chọn được kiểu dáng phù hợp.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *