Tìm hiểu về kết cấu nhà gỗ 3 gian, 5 gian cổ truyền 

Tìm hiểu về kết cấu nhà gỗ 3 gian, 5 gian cổ truyền 

Có nhiều người đang đặt ra câu hỏi “kết cấu nhà gỗ 3 gian, 5 gian cổ truyền có điểm gì đặc biệt? Vì sao những ngôi nhà này lại có thể vững chắc, lưu truyền qua nhiều thế hệ đến thế?” Quý vị có đang có cùng chung thắc mắc như trên hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết bên dưới đây.

Video về 5 mẫu thiết kế nhà gỗ 5 gian sân vườn

Kết cấu nhà gỗ phần mái nhà 

Phần mái của những ngôi nhà gỗ cổ truyền 3 gian, 5 gian có kết cấu khá phức tạp với sự kết hợp của nhiều bộ phận khác nhau. Kết cấu nhà gỗ ở phần mái nhà bao gồm những bộ phận cụ thể như sau:

  • Hoành: Chính là những thanh dầm lớn có tác dụng dùng để đỡ mái. Hoành thường nằm ngang theo chiều dài của ngôi nhà và nằm vuông góc với phần khung. 
  • Rui: Rui là phần dầm phụ được nằm giao với phần dầm chính. Rui sẽ được đặt nằm dọc theo chiều dốc của mái nhà.
  • Mè: Chính là những thanh gỗ mỏng, được đặt nằm lên phần rui và nằm song song với phần dầm chính (hoành). Hoành – rui – mè là sự kết hợp hoàn hảo cho phần đỡ mái. Tạo nên một hệ thống lưới để có thể lợp mái một cách dễ dàng.
  • Gạch màn: Là loại gạch lá nem được làm từ đất nung. Gạch được đặt trực tiếp lên mè với tác dụng tạo độ phẳng cho phần mái, đỡ ngói hiệu quả và giúp cho ngôi nhà luôn được mát mẻ.
  • Vật liệu ngói mũi hài, ngói ta hoặc ngói vảy rồng: Những loại ngói này được làm từ đất nung, có thể được đặt trực tiếp lên gạch màn hoặc có thêm lớp đất sét ở giữa. Ngói có tác dụng chống thấm, chống dột rất tốt.
Phần mái của những ngôi nhà gỗ cổ truyền có kết cấu khá phức tạp
Phần mái của những ngôi nhà gỗ cổ truyền có kết cấu khá phức tạp

Kết cấu nhà gỗ các loại xà

Các loại xà được sử dụng cho những ngôi nhà gỗ truyền thống cũng rất đa dạng, phong phú. Xà là loại vật liệu dùng để liên kết những loại cột lại với nhau, giúp cho ngôi nhà được vững trãi, chắc chắn. Mỗi loại xà lại có những đặc điểm và vai trò khác nhau, cụ thể như sau:

  • Xà thượng: Được đặt song song với chiều dài của ngôi nhà và được đặt ở vị trí gần đỉnh cột cái. Xà thượng có vai trò liên kết các cột cái lại với nhau.
  • Xà hạ hay còn được gọi là xà đại: Loại xà này được đặt ở vị trí dưới xà thượng và có vai trò giống với xà thượng.
  • Xà cái: Là loại xà có kích thước gần giống với xà hạ. Loại xà này được đặt ở phía dưới xà thượng và phía trên quá giang. Vai trò của xà cái cũng tương tự như xà thượng, đều được dùng để liên kết các cột cái.
  • Xà trung: Là loại xà có thể được dùng để thay thế cho xà hạ và xà thượng. Tuy nhiên nếu sử dụng cả ba loại xà thì xà trung sẽ được đặt ở giữa xà thượng và hạ.
  • Xà nách: Có vai trò dùng để liên kết giữa cột quân và cột cái.
  • Xà tử thượng: Có thể hiểu là loại xà trên cột con. Xà tử thượng được đặt ở trên các cột quân, dùng để liên kết các cột quân lại với nhau. 
  • Xà tử hạ: Có thể hiểu là xà dưới cột con. Loại xà này được đặt ở dưới xà tử thượng và có vai trò tương tự như xà tử thượng. 
  • Xà hiên: Đặt tại vị trí trên đầu các cột hiên. Dùng để gắn kết các thanh cột lại với nhau. 
  • Xà ngưỡng: Loại xà này được đặt nằm ở vị trí cửa, với vai trò chính là đỡ khuôn cửa. Xà được đặt ở dưới chân hệ thống những cây cột quân.
Các loại xà của nhà gỗ truyền thống cũng rất đa dạng
Các loại xà của nhà gỗ truyền thống cũng rất đa dạng

Kết cấu cột nhà 

Kết cấu nhà gỗ có vững chắc hay không, một phần nằm ở kết cấu của những thanh cột nhà. Mỗi ngôi nhà gỗ cổ truyền sẽ thường bao gồm 3 loại cột chính như sau:

  • Hệ thống cột cái: Đây là những cây cột trụ chính của mỗi ngôi nhà gỗ. Tuy nhiên tùy thuộc vào diện tích ngôi nhà sẽ sử dụng số cột cái khác nhau. Thường sẽ sử dụng một hàng đến hai hàng cột cái.
  • Hệ thống cột quân hoặc nhiều người thường gọi là cột con: Đây là hệ thống những cây cột có kích thước nhỏ hơn so với cột cái. Chúng được liên kết với cột cái bằng những cây xà ngang.
  • Cột hiên: Là loại cột có chiều cao thấp hơn so với cột con và thường được đặt ở phía ngoài tam cấp. Vai trò chính là đỡ phần mái hiên.
  • Cột hậu: Là những chiếc cột phụ, được dùng để làm giảm bớt sức nén cho cột cái.
Cột nhà của nhà gỗ rất chắc chắn
Cột nhà của nhà gỗ rất chắc chắn

Kẻ và bẩy nhà gỗ

Trong kết cấu nhà gỗ còn bao gồm cả hệ thống kẻ và bẩy. Đây là những loại dầm được đặt tại vị trí khung liên kết với cột quân. Bao gồm 3 loại như sau:

  • Kẻ hiên: Được đặt tại vị trí trên đầu cột hiên. Được dùng để gắn kết cột quân và cột hiên. Dùng để đỡ phần chân mái. 
  • Bẩy hậu: Là phần dầm được dùng để đỡ mái phía sau hoặc mái hai bên nhà.
  • Kẻ ngồi: Được dùng để gắn kết cột cái với cột quân và được đặt ở phía trên quá giang. 
  • Kẻ lợn: Được đặt ở vị trí phía trên vì kèo. Kẻ lợn có vai trò dùng để liên kết giữa câu đầu với chóp.
  • Bẩy cò: Sẽ có kích thước phụ thuộc vào kích thước của ngôi nhà. Bẩy cò được nằm ở vị trí ngoài khung, đua ra và có vai trò đỡ lấy phần mái của ngôi nhà.
Kết cấu nhà gỗ còn bao gồm cả hệ thống kẻ và bẩy
Kết cấu nhà gỗ còn bao gồm cả hệ thống kẻ và bẩy
Kẻ ngôi nhà gỗ
Kẻ ngôi nhà gỗ

Đây là kết cấu chính, bên cạnh đó còn rất nhiều cấu kiện khác nhau để tạo nên bộ khung nhà gỗ vững chắc như: câu đầu, con rường, khung lá hạ diệp….

Lời kết

Qua những thông tin chi tiết được chia sẻ phía trên, chắc hẳn quý vị đã hiểu rõ hơn về kết cấu nhà gỗ cổ truyền được lưu giữ từ nhiều đời nay. Nếu quý vị muốn tìm hiểu nhiều hơn về kết cấu của những ngôi nhà gỗ hoặc muốn được tư vấn nhiều hơn về những bản thiết kế hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline bên dưới đây.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *