Những lưu ý trong thiết kế gian thờ của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Những lưu ý trong thiết kế gian thờ của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Gian thờ trong ngôi nhà gỗ cổ truyền là nơi linh thiêng, chính vì vậy việc thiết kế gian thờ vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, gian thờ trong ngôi nhà gỗ cổ truyền được đặt tại vị trí trung tâm, sang trọng nhất, thiết kế đẹp còn gia tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian sống. Để trang hoàng cho không gian linh thiêng này được chỉn chu, bài viết ngày hôm nay chúng tôi xin gửi đến quý vị những lưu ý trong thiết kế gian thờ nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. 

Video lắp dựng hoành phi câu đối tam sư mai điểu

Đồ nội thất đặc trưng của gian thờ nhà gỗ cổ truyền

Trước khi đến với những lưu ý về việc thiết kế gian thờ, chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu những đồ thờ đặc trưng trong căn nhà gỗ cổ truyền:

  • Án gian

Án gian chính là nội thất thờ quan trọng có công dụng là nơi để bày biện các đồ thờ, vật phẩm thờ lên trên đó. Trong căn nhà gỗ cổ truyền, án gian sẽ được đặt tại vị trí gian trung tâm. Đây chính là vị trí quan trọng, linh thiêng và đẹp nhất trong ngôi nhà gỗ cổ truyền. 

Án gian trong căn nhà gỗ cổ truyền
  • Hoành phi câu đối

Bộ hoành phi câu đối là một trong những phần nội thất tạo nên sự sang trọng cho không gian thờ tự gia tiên. Điểm đặc trưng của hoành phi câu đối là được sơn son thếp vàng đẹp mắt, trên có đục những chữ Hán. Hoành phi sẽ là tấm gỗ hình chữ nhật nằm ngang treo trên án gian. Câu đối là tấm gỗ hình chữ nhật đứng thường được bố trí tại  hai bên cột của gian giữa căn nhà. 

Hoành phi câu đối trong không gian thờ tự
Hoành phi câu đối trong không gian thờ tự
  • Y môn

Y môn trong công trình nhà gỗ cổ truyền là tấm gỗ hình chữ nhật nằm ngang phía dưới hoành phi có chạm khắc hoa văn rất đẹp mắt. Các hoa văn chạm trên y môn giàu ý nghĩa thông thường là những họa tiết như: tứ quý (tùng, trúc, cúc, mai), chim chóc, mây, gió cách điệu,… 

Y môn nằm dưới đại tự còn cửa võng hình chữ M nằm dưới y môn
Y môn nằm dưới đại tự
  • Cửa võng

Giống như tên gọi, cửa võng sẽ được làm võng xuống hình chữ M đục thủng hoa văn sống động và đặt tại vị trí nằm dưới y môn. Cửa võng tạo cho không gian vẻ đẹp độc đáo, đặc biệt khi có ánh sáng xuyên qua lỗ thủng của cửa võng sẽ tạo ra những luồng sáng mờ ảo trong không gian. 

Cửa võng mình chữ M
Cửa võng mình chữ M

Những lưu ý trong thiết kế gian thờ của nhà gỗ cổ truyền 

Trong thiết kế gian thờ nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ, gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau để khu vực này đảm bảo sự uy tín, chuẩn chỉ. 

  • Lưu ý về những nguyên tắc trong quá trình thiết kế

Có những nguyên tắc trong thiết kế gian thờ nhà gỗ cổ truyền, gia chủ cần đặc biệt lưu tâm như: 

Nguyên tắc đăng đối trong thiết kế gian thờ: Đây chính là nguyên tắc cố định trong việc thiết kế không gian thờ trong ngôi nhà gỗ cổ truyền. Trục đối xứng ở đây sẽ là trục tưởng tượng chạy qua chính giữa không gian thờ. Hai bên trục gia chủ bố trí các vật phẩm với nửa bên này giống với nửa bên kia. Tính đăng đối trong thiết kế đối với văn hóa Á Động biểu thị cho sự trọn vẹn, hài hòa, cân đối và mực thước. 

Nguyên tắc đối xứng trong thiết kế gian thờ
Nguyên tắc đối xứng trong thiết kế gian thờ

Nguyên tắc chính phụ: Gian thờ nhà gỗ cổ truyền chính là phần không gian thể hiện rõ nhất sự chính phụ, vai vế trong gia đình. Điển hình như ngai thờ đặt tại vị trí chính giữa và cao nhất chính là nơi ngự của cụ tổ. Bài vị, di ảnh của thế hệ trước sẽ đặt ở phía trong, cao hơn bài vị, di ảnh của thế hệ sau…. 

Khu thờ sẽ được sắp xếp lần lượt theo thứ tự, vai vế rõ ràng
Khu thờ sẽ được sắp xếp lần lượt theo thứ tự, vai vế rõ ràng

Nguyên tắc hài hòa: Vì gian thờ trong ngôi nhà gỗ cổ truyền đặt trong không gian sinh hoạt của gia đình nên cần sự bố trí, trang trí màu sắc vật liệu hài hòa, đồng bộ để tạo thẩm mỹ cho không gian. 

Gian thờ bố trí hài hòa với nội thất nhà gỗ
Gian thờ bố trí hài hòa với nội thất nhà gỗ
  • Lưu ý về kích thước không gian thờ tự, đồ thờ

Kích thước của gian thờ trong ngôi nhà gỗ cổ truyền thông thường sẽ rộng hơn các gian hai bên. Nên lựa chọn những cung số đẹp trên thước lỗ ban để thiết kế gian thờ bởi theo tín ngưỡng điều này sẽ mang lại những tốt lành cho gia chủ. Ngoài ra chiều cao của án gian cũng như độ rộng của án gian cũng cần phải tính toán với kích thước phù hợp nhằm đem lại sự hài hòa cho không gian thờ.

Đồ thờ cần làm với kích thước hợp lý, vừa phải, cân đối
Đồ thờ cần làm với kích thước hợp lý, vừa phải, cân đối
  • Lưu ý về cách trang trí gian thờ

Gian thờ trong ngôi nhà gỗ cổ truyền chính là tâm điểm cho nội thất căn nhà và vì là nơi có ý nghĩa về mặt tâm linh sâu sắc nên cần trang trí một cách trang trọng. Thông thường để tạo nên điểm nhấn cho không gian này, đồ thờ thường được sơn son thếp vàng rất đẹp mắt. Cũng lưu ý không nên quá lạm dụng việc này sẽ khiến cho không gian trở nên lòe loẹt mất tính cân đối. 

Gian thờ trang trí rất sang trọng
Gian thờ trang trí rất sang trọng

Hầu hết các đồ thờ đều được làm bằng gỗ và được đục chạm họa tiết trang trí rất độc đáo tinh tế. Hệ thống hoa văn thường thấy trên các đồ thờ rất giàu ý nghĩa như: ngũ phúc lâm môn (hình ảnh 5 con dơi bay tròn quanh chữ phúc), chim hạc, rồng, phượng, hoa, lá,… 

  • Lưu ý về bố trí hệ thống ánh sáng của gian thờ 

Ánh sáng là một yếu tố cũng quan trọng không kém khi gia chủ muốn thiết kế gian thờ trong ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ một cách linh thiêng, trang trọng. Ánh sáng được sử dụng là những loại có màu sắc dịu nhẹ thường là màu ngà vàng. Vừa tôn lên được vẻ đẹp của đồ nội thất thờ bằng gỗ, vừa tạo cảm giác trang trọng cho không gian. 

Ánh sáng gian thờ cân đối, hài hòa
Ánh sáng gian thờ cân đối, hài hòa

Không nên sử dụng các màu sắc chói mắt như đỏ hoặc bố trí nhiều sắc màu nhấp nháy vào khu vực thờ tự. Điều này sẽ gây ra sự mất thẩm mỹ cho nơi thờ tự. 

Những điều cấm kỵ khi thiết kế gian thờ nhà gỗ 

Trong thiết kế gian thờ nhà gỗ có một vài điều cấm kỵ sau, gia chủ nên tránh: 

  • Không đặt hướng nhà và hướng gian thờ ngược nhau: Hướng nhà và hướng gian thờ ngược nhau sẽ gây ra sự xung khắc ảnh hưởng đến đường tài lộc của gia đình. 
  • Tách riêng không gian nhà bếp, nhà vệ sinh khỏi nơi thờ tự: Khu thờ là nơi linh thiêng, chính vì vậy cần sự trong sạch và riêng tư. Nhà bếp, nhà vệ sinh là những không gian mang những luồng khí không tốt lành. Chính vì vậy, thiết kế gian thờ trong nhà gỗ cổ truyền cần tránh xa những nơi này. Lý tưởng nhất là đặt hai khu vực này tại một nơi riêng lẻ tách xa căn nhà gỗ. 
Gian thờ là chốn linh thiêng cần giữ không khí yên tĩnh, sạch sẽ
Gian thờ là chốn linh thiêng cần giữ không khí yên tĩnh, sạch sẽ
  • Không đặt đồ giả, hoa giả lên không gian thờ: Không nên đặt đồ giả lên trên bàn thờ. Vật phẩm dâng lễ, thờ tự như hoa, quả đặt lên bàn thờ phải tươi, sạch sẽ, không bị thối rữa,… 
  • Không kê bàn thờ sát tường: Bàn thờ kê sát tường theo quan niệm sẽ khiến cho việc làm ăn của gia chủ không thuận lợi. Chính vì vậy khi kê bàn thờ, án gian cần chừa ra một khoảng nhỏ giữa án gian, bàn thờ với tường. 

Trên đây là một số lưu ý khi thiết kế gian thờ nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ mà gia chủ nên nằm lòng. Không gian thờ thiết kế chuẩn chỉ, đảm bảo các nguyên tắc sắp xếp bố trí hợp lý sẽ đem lại điều tốt lành cho gia chủ. Ngoài ra thiết kế nội thất gian thờ hợp lý sẽ gia tăng giá trị thẩm mỹ cho căn nhà gỗ.

>Tham khảo những video hay về lắp dựng đồ thờ

>Tham khảo những kiến thức thú vị về hoành phi câu đối 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *