Giới thiệu bộ đồ thờ “Hồng Trĩ” trong không gian nhà gỗ kẻ truyền
Trong căn nhà gỗ cổ truyền, bộ đồ thờ Hồng Trĩ cũng là một bộ được nhiều người gia chủ lựa chọn lắp đặt cho không gian thờ tự của gia đình. Bộ đồ thờ Hồng trĩ nổi bật với hoa văn bông hồng đục chạm tinh tế cũng đôi chim khắc họa sống động, nổi bật. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bộ đồ thờ này.
Lắp đồ thờ nhà gỗ
Tổng quan về bộ đồ thờ Hồng trĩ
Bên cạnh bộ đồ thờ Tam sư mai điểu, Hồng trĩ cũng là một bộ đồ thờ đẹp và chúng ta có thể bắt gặp trong nhiều công trình nhà gỗ kẻ truyền. Vị trí đặt của đồ thờ tại gian chính giữa của căn nhà gỗ và được bố trí thành 2 lớp thờ khác nhau. Trong đó lớp thờ bên trong sẽ làm bệ thờ cao hơn sập thờ ở lớp thờ bên ngoài.
Sở dĩ có cái tên Hồng trĩ vì khi quan sát vào cửa võng ở lớp thờ ngoài cùng, quý vị sẽ thấy hình ảnh nổi bật nhất đục chạm cấu kiện thờ đó là những bông hoa hồng và đôi chim bố trí ở 2 bên. Hoa hồng và con chim cũng chính là những họa tiết được lặp lại và đục chạm nhiều trên các cấu kiện khác trong bộ đồ thờ này.
Các cấu kiện trong bộ đồ thờ bao gồm những cấu kiện sau: hoanh phi câu đối, y môn cửa võng, sập thờ, bệ thờ, bàn cúng cơm… Những món đồ thờ này có thứ tự sắp xếp nhất định và theo nguyên tắc đăng đối.
Chi tiết về bộ đồ thờ Hồng trĩ
Bộ đồ thờ Hồng trĩ bao gồm 2 lớp thờ với cách bố trí như sau:
Lớp thờ bên ngoài
Lớp thờ bên ngoài bộ đồ thờ Hồng trĩ bao gồm các cấu kiện thờ sau:
- Hoành phi: Đặt tại vị trí cao nhất trong bộ đồ thờ này là hoành phi. Hoành phi là một tấm gỗ lớn hình chữ nhật trên có khắc dòng chữ Hán Việt.
Với bức hoành phi này, phần cuốn thư được lồng với hoành phi tạo thành một hình ảnh vừa đẹp mắt vừa uy nghiêm. Các hoa tiết đục chạm đặc sắc trong hoành phi dát vàng tạo sự sang trọng cho không gian thờ tự tổ tiên.
>Xem thêm: Những nguyên tắc thiết kế phòng thờ bất di bất dịch
- Y môn: Trong bộ đồ thờ Hồng trĩ này, phía dưới hoành phi chính là y môn. Y môn được chia thành các ô đục chạm hoa tiết hoa mai, bông sen, cuốn thư. Để tạo sự đồng điệu với hoành phi, một vài chi tiết trong y môn được dát vàng tạo thành điểm nhấn nhá ấn tượng cho gian thờ.
- Cửa võng: Phía dưới y môn có lắp cửa võng. Cửa võng được làm thành hình chữ M võng xuống và đục chạm hoa văn bông hồng, con chim. Chính những họa tiết nổi bật trong cửa võng này mà nó còn có tên gọi là Hồng trĩ.
- Đôi câu đối: Đôi câu đối được ốp vào hai cột con tại gian chính giữa của bộ đồ thờ Hồng trĩ. Trên đôi câu đối là những dòng chữ Hán Việt có ý nghĩa được dát vàng sáng bóng. Chữ trên câu đối có ý nghĩa răn dạy con cháu, hoặc thể hiện những mong ước của gia đình về cuộc sống.
- Sập thờ: Tại lớp ngoài cùng của bộ đồ thờ Hồng trĩ này còn có sập thờ. Sập thờ là nơi gia đình đặt những đồ tế lễ như: lư hương, đôi hạc đỉnh đồng, bình rượu, đèn dầu… Họa tiết đục chạm trên sập thờ rất sang trọng như: đầu rộng, cuốn thư…
- Bàn cúng cơm: Một món thờ nữa nằm trong bộ đồ thờ Hồng trĩ này đó chính là bàn cúng cơm. Bàn được làm với chiều cao thấp hơn sập thờ dùng để đặt đồ lễ như: hoa, bánh trái, rượu thuốc, cơm canh…
Lớp thờ bên trong bộ đồ thờ Hồng trĩ
Thông thường bộ đồ thờ này sẽ bao gồm 2 lớp thờ. Với lớp thờ bên trong này gồm có các cấu kiện thờ như sau:
- Bệ thờ: Bệ thờ được làm giữa hai hàng cột hậu và cột con, và được làm cao hơn so với sập thờ ở lớp thờ bên ngoài. Bệ thờ là nơi để đặt ngai thờ hoặc bài vị của gia tiên.
- Y môn kép: Với lớp thờ trong cùng này sẽ có cấu kiện y môn kép. Cấu kiện này được đục chạm rất đẹp mắt với hoa văn đục thủng ấn tượng.
Hoa văn trên ý môn kép rất đa dạng gồm có: lưỡng long chầu nguyệt, hạc cưỡi rùa, cuốn thư, hoa hồng, cây mai, hoa sen… Hệ thống hoa văn trên y môn kép tạo cho không gian thờ sự tinh tế và thanh thoát.
Ý nghĩa của không gian thờ tự đối với người Việt
Trong văn hóa gian thờ là nơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân ta. Chính vì vậy, gia thờ luôn được đặt tại vị trí trang trọng và đẹp nhất trong nhà. Đối với người Việt, gian thờ có những ý nghĩa quan trọng như:
- Gian thờ là nơi con cháu thể hiện đạo nghĩa “uống nước nhớ nguồn” với ông bà tổ tiên.
- Gia chủ tin rằng không gian thờ tự được tươm tất, nghiêm trang tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình làm ăn thuận lợi, có nhiều tài lộc.
- Trước những quyết định quan trọng, người Việt thường cầu khấn trước gian thờ gia tiên để cầu mong sự che chở như việc: thi cử, đi làm ăn xa, xây nhà dựng cửa…
Trên đây là chi tiết bộ đồ thờ Hồng trĩ được nhiều gia chủ yêu thích và lắp đặt cho không gian thờ tự trong căn nhà gỗ cổ truyền. Sẽ còn rất nhiều thông tin hữu ích khác về căn nhà gỗ kẻ truyền chúng tôi sẽ đề cập trong những bài viết sau.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp