Tìm hiểu quá trình dát vàng nội thất phòng thờ
Từ lâu vàng đã được coi là kim loại quý, chính vì vậy nội thất phòng thờ dát vàng tạo nên cảm giác cao cấp, sang trọng cho gian thờ. Vậy quy trình dát vàng lên các cấu kiện, đồ nội thất thờ tự sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây.
Dát vàng hoành phi câu đối
Dụng cụ thực thực dát vàng nội thất phòng thờ
Các dụng cụ, đồ đạc chuẩn bị cho việc dát vàng những đồ nội thất phòng thờ bao gồm:
- Máy hút bụi, máy xịt: Vì vàng sẽ được dát lên những đồ nội thất phòng thờ làm bằng gỗ nên cần dùng máy hút bụi và máy xịt để làm sạch bề mặt gỗ giúp cho vàng bám chắc vào cấu kiện thờ.
- Bút vẽ keo: Để dát được vàng lên cấu kiện cần bút vẽ keo, đầu bút làm bằng lông mềm mại và có nhiều loại đầu bút vẽ keo khác nhau để dát vàng được cả những chi tiết nhỏ.
- Keo dán: Keo dùng để dát vàng là loại keo chuyên dụng
- Bút lông dập vàng, chổi vệ sinh dát vàng: Những loại bút này để dập các lá vàng vào họa tiết được vẽ keo và vệ sinh bề mặt sau khi dát vàng.
- Vàng lá: Thường gia đình sử dụng vàng 9999
- Sơn bóng: Sau khi dát vàng xong, bề mặt cấu kiện thờ sẽ được sơn bóng để tăng vẻ đẹp và giữ sự bền bỉ vàng bám trên cấu kiện.
>Xem thêm: Gợi ý thiết kế phòng thờ theo lối cổ truyền
Quá trình dát vàng nội thất phòng thờ
Quá trình dát vàng diễn ra tại khu vực kín gió để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc dát vàng, tránh bụi bẩn bám vào cấu kiện, hay gió thổi bay. Quá trình dát vàng nội thất phòng thờ sẽ được diễn ra như sau:
- Các cấu kiện đồ thờ sau khi đã gia công hoàn thiện sẽ được mang đến phòng dát vàng.
- Trước tiên, là bước làm sạch bề mặt đồ thờ cần dát vàng bằng giấy ráp cho thật nhẵn mịn. Nếu phát hiện có vết xước hoặc vết nứt sẽ được xử lý thật triệt để trước khi dát vàng bằng các dụng cụ mài chuyên nghiệp.
- Sau đó, các cấu kiện cần dát vàng sẽ được sơn then. Lớp sơn then có màu đen do được chế biến từ sơn giọi với nhựa thông, đánh bằng một thanh sắt non để tạo phản ứng hoá học chuyển màu sơn từ màu nâu sang đen.
- Khi lớp sơn then được sơn lên trên bề mặt nội thất phòng thờ các chỗ cần dát vàng sẽ có màu đen bóng rất đẹp mắt.
- Sau khi sơn then người thợ dát vàng nội thất phòng thờ sẽ tiến hành bước sơn cầm.
- Người thợ dùng bút lông vẽ keo theo các đường nét, họa tiết trên bề mặt nội thất đồ thờ. Bước này được thực hiện rất tỉ mỉ và cẩn thận để đảm bảo các nét vẽ keo dứt khoát khi dát vàng bề mặt mới phẳng và đẹp được.
- Sơn cầm giúp tạo thành lớp kết tinh dính mỏng trên bề mặt cấu kiện đồ thờ, để thuận tiện cho việc dát vàng tiếp theo.
- Chờ cho đến khi lớp sơn cầm đã khô, thì người thợ sẽ tiến hành dát vàng nội thất phòng thờ.
- Vàng được phủ kín lên lớp sơn cầm đã khô, thợ khéo léo dùng chổi lông để quét và làm cho lớp vàng dính chặt vào cấu kiện. Động tác này được làm cẩn thận và nhiều lần để bụi vàng bám chắc chắn vào bề mặt cấu kiện.
- Tiếp đó, người thợ sẽ dùng chổi lông để làm sạch bề mặt cấu kiện.
- Khi quá trình dát vàng hoàn tất, thợ làm đồ thờ sẽ để lớp vàng dát khô keo.
- Cuối cùng là lớp sơn bóng phủ bên ngoài bề mặt đồ thờ. Lớp sơn bóng vừa khiến cho cấu kiện trở nên đẹp mắt hơn vừa giữ được độ bền cho lớp vàng được dát lên cấu kiện.
Những mẫu phòng thờ dát vàng đẹp
Mời quý vị cùng xem một số bộ đồ thờ dát vàng đẹp!
Trên đây là một quy trình dát vàng cho nội thất phòng thờ rất chi tiết. Sẽ còn nhiều thông tin thú vị khác chúng tôi gửi đến quý vị trong các bài viết sau.
Liên hệ hợp tác và tư vấn với đơn vị làm nhà gỗ Nhà gỗ Phúc Lộc qua thông tin sau:
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp