Phân biệt nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ và nhà gỗ Nam Bộ
Kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, từng vùng miền ở Việt Nam lại có những đặc điểm kiến trúc nhà gỗ riêng biệt. Bài viết này sẽ phân tích những đặc điểm của nhà gỗ Bắc Bộ và nhà gỗ Nam Bộ, giúp bạn phân biệt từng loại nhà.
Video nhà gỗ kẻ truyền lim 3 gian 2 dĩ
Tìm hiểu nhà gỗ kẻ truyền là gì?
Nhà gỗ kẻ truyền là một trong những biểu tượng của kiến trúc truyền thống Việt Nam, đã có lịch sử từ lâu đời và vẫn được ưa chuộng cho đến ngày nay. Nhà gỗ phản ánh sâu sắc về nền văn hóa kiến trúc của dân tộc Việt Nam. Tất cả các cấu kiện như cột, kèo đến khung nhà cổ truyền đều được làm từ gỗ, đóng vai trò chịu lực chính cho toàn bộ ngôi nhà.
Các loại gỗ như lim, gõ đỏ, xoan… được lựa chọn cẩn thận để làm nên những ngôi nhà gỗ kẻ truyền, đây đều là những loại gỗ quý và có chất lượng cao. Phía trước nhà có một mảnh sân vườn rộng rãi, tạo nên không gian sinh hoạt thoáng mát.
Phân biệt nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ và nhà gỗ Nam Bộ
Mỗi vùng đều có những đặc trưng riêng biệt, từ kỹ thuật xây dựng cho đến hoa văn, kích thước… Dưới đây là sự khác biệt giữa nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ và nhà gỗ Nam Bộ, giúp bạn phân biệt được hai mẫu kiến trúc này.
Về cấu trúc
Ngôi nhà gỗ truyền thống ở Bắc Bộ được xây dựng với cấu trúc không gian rõ ràng và mạch lạc, thiết kế hợp lý để tạo nên không gian sống thoáng đãng, có không gian riêng để thờ cúng. Trái lại, nhà gỗ ở Nam Bộ có cấu trúc đơn giản hơn, được chia thành các gian nhà vừa đủ cho nhu cầu sử dụng.
Về hoa văn chạm khắc
Nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ nổi bật với những đường nét chạm khắc tinh xảo, thể hiện được các nét kiến trúc truyền thống. Các hoa văn được chạm khắc trên nhà gỗ kẻ truyền Bắc bộ thường thấy như: Tùng – Cúc – Trúc- Mai, Đào – Lê- Thủ – Lựu, Ngũ phúc lâm môn, hoa sen,… Ngược lại, ở nhà cổ Nam Bộ, các hoa văn chạm khắc thường mô tả cuộc sống và công việc hàng ngày của người dân.
Về kích thước
Nhà gỗ ở Bắc Bộ thường có kích thước và quy mô lớn hơn so với nhà gỗ ở miền Nam. Điều này thể hiện sự khác biệt trong thiết kế và sử dụng không gian của hai loại kiến trúc này. Nhà gỗ Bắc Bộ thường được xây dựng trên diện tích rộng hơn để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và thực hiện các nghi lễ truyền thống.
Nhà gỗ ở khu vực Nam Bộ thường có diện tích nhỏ hơn và được thiết kế các gian vừa đủ để phục vụ các nhu cầu hàng ngày của gia đình. Dù không có diện tích rộng lớn, nhà gỗ ở Nam Bộ vẫn được thiết kế tối ưu để mang lại không gian sống và sinh hoạt hiệu quả. Được sắp xếp hợp lý giữa không gian bên trong và không gian ngoài trời như sân vườn.
Về phần mái nhà
Ở Nam Bộ, người dân thường dùng lá cọ và lá dừa đã phơi khô để làm mái cho nhà gỗ kẻ truyền. Điều này tạo nên sự mát mẻ và dễ chịu trong không gian sống. Trái lại, ở miền Bắc, mái nhà thường được làm từ ngói gỗ, mang đến sự bền vững và chắc chắn cho ngôi nhà truyền thống của họ.
Về kỹ thuật xây dựng
Ở Miền Bắc, sử dụng hệ thống mộng gỗ tạo nên độ bền cao và chắc chắn cho cấu trúc nhà. Trong khi đó, ở Miền Nam, người ta áp dụng kỹ thuật đóng kèo theo phương pháp guốc hè. Dù là kỹ thuật nào, các cột kèo đều được xây dựng vô cùng chắc chắn, mang lại tuổi thọ lâu dài cho ngôi nhà.
Chi phí khi xây dựng nhà gỗ kẻ truyền
Chi phí xây dựng nhà gỗ cổ truyền hiện nay là một trong những điều khách hàng quan tâm nhiều nhất. Hiện tại, chi phí để xây dựng nhà gỗ cổ truyền không hề nhỏ. Do đó, việc tính toán chi phí một cách chính xác là vô cùng quan trọng để gia chủ chuẩn bị tài chính tốt nhất.
Tùy thuộc vào kiến trúc nhà (ví dụ như nhà 5 gian hay 3 gian…), điều kiện thi công, chất liệu làm nhà, đơn vị thiết kế và thi công… Mà chi phí làm nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ và nhà gỗ Nam Bộ có mức giá khác nhau. Thông thường, chi phí xây dựng nhà gỗ cổ truyền được tính bằng công thức:
- Giá nhà gỗ = chi phí thiết kế + chi phí nguyên vật liệu + chi phí nhân công + chi phí vận chuyển + chi phí lắp đặt điện, nước + chi phí nội ngoại thất + các chi phí phát sinh khác.
Để có báo giá chính xác, bạn cần liên hệ với các đơn vị làm nhà gỗ cổ truyền uy tín để được tư vấn chi tiết. Những đơn vị này có kinh nghiệm thiết kế và thi công nhiều dự án khác nhau, họ sẽ hiểu được mẫu nhà nào phù hợp với nhu cầu của bạn và cung cấp nguồn vật liệu uy tín.
Tóm lại, kiến trúc nhà gỗ kẻ truyền ở mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng, phản ánh bản sắc văn hóa độc đáo. Kỹ thuật xây dựng và loại gỗ sử dụng cũng khác nhau rõ rệt. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm hoặc có nhu cầu xây dựng nhà gỗ cổ truyền theo đúng kiến trúc truyền thống, hãy liên hệ với Nhà Gỗ Phúc Lộc. Đơn vị chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng công trình và đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp