Y môn kép – món đồ thờ có ý nghĩa sâu sắc trong văn hóa thờ cúng
Y môn kép là phần nội thất mang giá trị tâm linh rất lớn, thường được dùng để trang trí cho không gian thờ cúng tư gia, nhà thờ họ, đình, đền, chùa. Bên cạnh đó, phần nội thất thờ này còn mang nhiều ý nghĩa khác. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết cho quý vị về đặc điểm và ý nghĩa, cũng như các thông tin liên quan khác về loại y môn thờ này.
Video về quá trình lắp đồ thờ nhà 3 gian tại Hưng Yên
Y môn kép là gì?
Y môn kép hay còn gọi là thiều châu kép là một dạng phức tạp hơn của y môn thờ. Vật phẩm này thường được lắp đặt cùng bộ đồ thờ gồm: ngai thờ, đại tự câu đối… trên bàn thờ trong các kiến trúc tâm linh như nhà thờ tư gia, nhà thờ họ, chùa, đền, đình, điện… Thiều châu kép có 2 lớp tách rời, phân tầng thứ cấp, tạo ra nét độc đáo, ấn tượng cho phòng thờ.
>Xem thêm: Tìm hiểu về y môn thờ trong bộ đồ thờ
Ý nghĩa của y môn kép
Thiều châu kép ngoài sử dụng để trang trí trong phòng thờ, nó còn thể hiện nhiều ý nghĩa sâu xa khác như:
Thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo với ông bà tổ tiên
Treo thiều châu trong không gian thờ không chỉ thể hiện sự tôn trọng và tấm lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, mà còn giúp duy trì mối liên kết tâm linh giữa các thế hệ trong gia đình.
Răn dạy thế hệ sau luôn hướng về nguồn cội
Thiều châu kép với những đường nét mềm mại, chi tiết cầu kỳ tinh xảo thể hiện giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc Việt Nam sâu sắc. Đồng thời, qua vật phẩm này cũng là lời răn dạy, nhắc nhở của ông cha ta cho thế hệ con cháu luôn nhớ lịch sử, văn hóa và truyền thống của gia đình, dòng họ.
Điều này giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về cội nguồn và truyền thống của gia đình. Từ đó luôn nỗ lực học tập để gìn giữ và duy trì những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, cũng như phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
Mang đến sự yên tĩnh, riêng tư cho không gian thờ
Theo quan niệm trong dân gian, thiều châu có khả năng ngăn chặn những luồng khí xấu xâm nhập vào khu vực linh thiêng, mang lại yên bình cho gia đình và dòng họ. Do đó, treo thiều châu trong phòng thờ được ví như một bức rèm ngăn cách khu vực thờ cúng bên trong với không gian bên ngoài, vừa giúp mang đến sự riêng tư cho không gian thờ vừa giúp tạo nên sự uy nghiêm, trang trọng cho khu vực này. Mặt khác, việc này còn giúp mang lại sự bình an và thu hút vượng khí cho gia chủ.
Hoa văn chạm khắc trên y môn kép
Thiều châu kép được chạm trổ những họa tiết cầu kỳ, đẹp mắt như: Rồng Phượng, Dơi Ngũ Phúc, Tứ Quý, Cửu Long tranh Châu… đây không chỉ là những chi tiết trang trí mà ẩn sau chúng còn có nhiều ý nghĩa phong thủy, tượng trưng cho sức mạnh, quyền quý và sự bảo hộ. Ví dụ như một số họa tiết tiêu biểu như:
Tứ Quý là 4 loại cây gồm: Tùng – Cúc – Trúc – Mai tượng trưng cho bốn mùa trong năm. Ngoài ra, nó còn tượng trưng cho 4 đức tính của “Tứ Quân Tử” khởi nguồn từ Trung Hoa.
Cây Tùng: tượng trưng cho sự trường thọ, khí tiết. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, loại cây này còn có khả năng đuổi ma trừ tà mang lại sự bình yên cho con người.
Cây Trúc: trong phong thủy, cây Trúc tượng trưng cho khí chất, sự kiên cường của mỗi người. Bên cạnh đó, loại cây này cũng là biểu tượng của sức khỏe, tài lộc và sự trường thọ.
Hoa Cúc: tượng trưng cho sự quyền quý. Theo phong thủy, hoa Cúc mang đến nguồn năng lượng giúp gia chủ có được cuộc sống mộc mạc, bình dị và cân bằng, mang lại nhiều sự thuận lợi trong cuộc sống.
Hoa Mai: tượng trưng cho sự bất tử và khí phách người quân tử. Hoa Mai trong phong thủy là biểu tượng của sự thanh khiết, cao thượng, vinh hiển, quyền quý.
Chất liệu làm thiều châu kép
Thiều châu là được thiết kế theo hình dạng như một bức rèm cửa, có nhiều họa tiết to, nhỏ tinh xảo, phức tạp. Người ta thường chọn gỗ làm chất liệu chính để làm loại y môn này. Bởi chất liệu gỗ giúp các nghệ nhân có thể đục chạm dễ dàng tạo nên những mẫu hoa văn đẹp, sinh động.
Bên cạnh đó, gỗ dùng làm y môn thờ thường là những loại gỗ tự nhiên quý có độ bền bỉ tốt, đảm bảo cho ra những sản phẩm có tuổi thọ cao. Những loại gỗ được sử dụng để chế tác y môn thờ phổ biến như: gỗ mít, gỗ vàng tâm, gỗ gụ…
Tùy vào sở thích và tài chính mà gia chủ có thể lựa chọn chất liệu gỗ làm thiều châu phù hợp.
Nên chọn sơn gì để sơn y môn kép?
Để gia tăng độ bền và tạo hiệu ứng giúp thiều châu kép đẹp, sang trọng hơn, người ta thường sơn một lớp sơn son thếp vàng, thếp bạc hoặc sơn PU lên những hoa văn họa tiết của nó. Ngoài ra, nhiều mẫu thiều châu họ còn phủ vàng, bạc hoặc hoàng kim để tăng sự lộng lẫy cho vật phẩm tâm linh này.
Vị trí đặt y môn kép trong không gian thờ
Thiều châu kép thường đặt ở phía trước bàn thờ, chính giữa phía trên hai cột nhà của gian thờ. Nếu bàn thờ rộng thì có thể kết hợp sử dụng thêm các vật phẩm thờ khác như hoành phi, câu đối để tạo sự cân đối, tăng sự trang trọng cho không gian thờ. Đặc biệt, thiều châu phải được đặt ở vị trí cao, thoáng, cách với trần nhà khoảng 50-70 cm.
Vậy là qua nội dung bài viết trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu về đặc điểm và ý nghĩa độc đáo của y môn kép. Hy vọng rằng, những thông tin này sẽ giúp các vị gia chủ hiểu hơn về món đồ nội thất phòng thờ này.
Nếu quý vị có nhu cầu nhận tư vấn thiết kế nhà thờ họ 3 gian, 5 gian theo lối cổ truyền, cũng như tư vấn về cách thiết kế và bố trí không gian thờ sao cho hợp phong thủy. Hãy nhanh tay nhấc máy gọi ngay đến hotline của Kiến Trúc Phúc Lộc theo thông tin chi tiết phía bên dưới đây để được đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm hỗ trợ tốt nhất.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp